Phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT giúp tiết kiệm thời gian
Bí quyết ôn thi môn toán
Theo giáo viên Lê Minh Huy, Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), học sinh (HS) có thể dành ra 1 - 2 tuần để hệ thống lại lý thuyết, công thức của từng chương (bao gồm cả các chương lớp 11). Sau đó ôn tập lại phương pháp giải và làm thử một số các bài tập cơ bản để củng cố kiến thức. Trong quá trình làm, cần ghi chép lại những câu hỏi dễ nhưng bản thân đã làm sai để sau này xem lại trước khi thi.
Ngoại ngữ, chủ yếu tiếng Anh, là một trong 3 môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. ĐÀO NGỌC THẠCH
Cũng theo thầy Minh Huy, HS cần tận dụng lợi thế sử dụng máy tính cầm tay để tăng tốc độ làm bài bằng các tính toán rút gọn các biểu thức logarit, số phức, tìm GTLN, GTNN của hàm số, tìm nguyên hàm, tích phân và thậm chí là tính toán các tọa độ điểm, vectơ trong không gian Oxyz.
Các em cần "thực chiến" với nhiều đề thi thử của các trường THPT trong cả nước. Cuối cùng, trong vòng 2 đến 3 tuần trước khi thi, các em hãy luyện tập giải các đề thi thử trong thời gian đúng 90 phút.
Để lấy trọn 3 điểm đọc hiểu
Để bài thi môn ngữ văn đạt kết quả cao nhất có thể, theo thầy Đỗ Đức Anh, Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), HS cần có bí kíp ôn tập bám sát theo cấu trúc đề thi. Trước hết, để lấy trọn 3 điểm phần đọc hiểu, thầy Đức Anh hướng dẫn, trong quá trình ôn tập cần đọc chậm văn bản để thẩm thấu, hiểu nội dung của đoạn trích, chú ý nhan đề và nguồn trích văn bản. Lưu ý, ở tất cả các câu đọc hiểu, HS nên gạch đầu dòng để dễ tìm ý cho điểm.
Nên tập viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ. Độ dài lý tưởng của đoạn văn là khoảng 25 dòng, nếu viết dài hơn cũng không nên quá một trang giấy thi. Hãy rèn cách viết xoáy vào yêu cầu của đề, không lan man. Và nhất định phải có một dẫn chứng hợp lý, thuyết phục.
Theo giáo viên Đức Anh, hãy thật sự đầu tư chăm chút cho mở bài để thu hút giám khảo. Thầy Đức Anh cũng khuyên HS nên mã hóa đề cương dài thành sơ đồ tư duy cho dễ nhớ.
Để bài thi môn ngữ văn đạt kết quả cao nhất có thể, học sinh cần có bí kíp ôn tập bám sát theo cấu trúc đề thi. ĐÀO NGỌC THẠCH
Các nội dung cần ôn tập môn tiếng Anh
Theo cô Trần Thị Hồng Nhung, giáo viên Trường Quốc tế Á Châu, HS phải nắm vững các kiến thức ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao. HS cần nắm được các cách phát âm nguyên âm và phụ âm tiếng Anh cũng như nguyên tắc trọng âm của từ có 2 và 3 âm tiết.
Ôn tập kiến thức ngữ pháp cơ bản bao gồm: Mệnh đề quan hệ, so sánh hơn, so sánh nhất, câu hỏi đuôi, mạo từ, đại từ, lượng từ, câu bị động, các cặp thì thường đi chung với nhau (quá khứ đơn + quá khứ tiếp diễn, tương lai đơn + hiện tại đơn, quá khứ đơn + hiện tại hoàn thành); Nội dung vị trí của danh từ, tính từ, trạng từ; động từ khiếm khuyết và câu tường thuật.
Sau khi đã nắm chắc ngữ pháp cơ bản và tự tin làm tốt các câu hỏi dễ, HS cần luyện tập nhiều hơn ở các cấu trúc nâng cao.
Cũng theo giáo viên của Trường Quốc tế Á Châu, HS cần học từ vựng để tăng vốn từ, nên tập trung ôn tập lại các từ vựng trong chương trình tiếng Anh 12 trước, sau đó học thêm từ vựng, thành ngữ thông qua các bài đọc, các đề mẫu, đề thi thử.
Cô Nhung khuyên HS nên chọn các đề thi thử bám sát cấu trúc đề thi tham khảo để làm trước. Sau khi làm xong 1 đề thi thử, bên cạnh việc kiểm tra đáp án, các em nên dành thời gian phân tích các lỗi sai, lưu ý để khắc phục ở các đề thi tiếp theo.
Theo Bích Thanh/TNO
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-