Tiến sĩ WB: Đào tạo nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam còn nhiều khó khăn
Đó là một nội dung được đề cập trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Tọa đàm "Đối thoại giữa đại học và doanh nghiệp về phát triển nguồn nhân lực các lĩnh vực công nghệ cao" do Đại học Quốc gia TPHCM hợp tác cùng các Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc tại TPHCM tổ chức ngày 27/8.
TS Andrea Coppola báo cáo tại tọa đàm sáng 27/8 (Ảnh: Mạnh Quang).
Tọa đàm tập trung thảo luận về nhu cầu, chất lượng, thách thức, giải pháp của việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.
Trong bài cáo cáo của mình, TS Andrea Coppola, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá ứng dụng công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp dịch vụ ở Việt Nam đang tụt hậu, ngay cả với những doanh nghiệp hàng đầu.
Một trong những thách thức để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 đó chính là nguồn nhân lực.
TS Andrea Coppola cho hay, nguồn cung nhân lực chuyên môn cao của Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu các ngành công nghiệp công nghệ.
Việt Nam cũng đang hụt hơi về nguồn nhân lực và tài chính cho nghiên cứu và phát triển.
Báo cáo thể hiện, so với các nước trong khu vực, Việt Nam thiếu kinh phí cho nghiên cứu và phát triển, thiếu cơ sở vật chất cùng quan hệ doanh nghiệp yếu cũng là những trở ngại lớn đối với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam.
Trong số các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam, tình trạng thiếu kinh phí và thiếu nhân lực nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là những rào cản lớn nhất đối với chất lượng và đào tạo.
Nguồn cung nhân lực chuyên môn cao và sáng tạo của Việt Nam tăng chậm, không đáp ứng đủ nhu cầu các ngành công nghiệp công nghệ.
Từ đó, WB này đưa ra khuyến nghị các giải pháp bao gồm sự cam kết nguồn cung từ các cơ sở giáo dục đại học, tăng cường, đầu tư mở rộng quy mô đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực STEM, trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, Đại học Quốc gia TPHCM xác định 3 mũi nhọn về đào tạo và nghiên cứu gồm công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học, và trí tuệ nhân tạo.
Chiến lược xác định đào tạo 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ thiết kế vi mạch; đào tạo và cấp chứng chỉ công nghiệp và quốc tế về thiết kế vi mạch cho khoảng 15.000 kỹ sư.
PGS.TS Vũ Hải Quân thông tin Đại học Quốc gia hướng đến mục tiêu đào tạo 1.800 kỹ sư và 500 thạc sĩ thiết kế vi mạch (Ảnh: Mạnh Quang)
Đào tạo 10.000 kỹ sư, cử nhân; 3.200 thạc sĩ và 600 tiến sĩ ngành công nghệ sinh học và một số nhóm ngành liên quan.
Đào tạo 20.000 cử nhân, kỹ sư; 2.000 thạc sĩ; 300 tiến sĩ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và AI.
Về nghiên cứu, PGS.TS Vũ Hải Quân thông tin chiến lược xác định sẽ làm chủ một số công nghệ lõi, công nghệ nền trong các lĩnh vực về công nghệ bán dẫn, công nghệ sinh học, và trí tuệ nhân tạo. Hình thành một số doanh nghiệp khởi nguồn, khởi nghiệp trong các lĩnh vực này.
Theo Hoài Nam/ Dân Trí
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-