Tọa đàm SDMD 2045: Thúc đẩy phát triển bền vững ĐBSCL
Diễn đàn nhằm kết nối các bên liên quan trong nước và quốc tế trong việc thúc đẩy hợp tác xây dựng và triển khai các chương trình, dự án thiết thực, nhằm phát triển bền vững ĐBSCL. Ảnh: CTU
Tọa đàm SDMD được tổ chức hằng quý với nhiều chủ đề khác nhau. Tọa tạm lần thứ 8 thực hiện với chủ đề “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long: Vai trò và giải pháp đáp ứng của Công nghệ - Kỹ thuật và Công nghệ thông tin - Chuyển đổi số”.
Tọa đàm SDMD lần thứ 8 tiếp tục là diễn đàn để các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp quốc tế và trong nước từ Trung ương đến địa phương cùng chia sẻ nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và có giá trị cao cùng với kinh nghiệm quý báu, từ đó đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, khả thi cho sự phát triển bền vững của vùng ĐBSCL.
Tọa đàm diễn ra với ba tham luận đề dẫn với nội dung xoay quanh: Phát triển nguồn nhân lực Công nghệ kỹ thuật và Công nghệ thông tin đáp ứng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐBSCL, Phát triển và sử dụng năng lượng xanh: Nền tảng cho Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, Phát triển các công nghệ dẫn dắt cho Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa: Xu thế và hợp tác các bên.
Ngoài ra, các đại biểu tham dự đã sôi nổi thảo luận về các nội dung xoay quanh: Thực trạng, cơ hội và giải pháp phát triển ngành công nghiệp Chip chất bán dẫn ở Việt Nam; Áp dụng chuyển đổi số xây dựng nhà máy thông minh; Canh tác lúa không phát thải carbon; Tiềm năng và giải pháp Logistics Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Hành trình phát triển bền vững.
GS.TS Hà Thanh Toàn, Nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ, Trưởng Ban chỉ đạo SDMD 2045 nhấn mạnh, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa vùng ĐBSCL, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất. Việc cần làm là liên kết, hợp tác, chia sẻ giữa các cơ quan - doanh nghiệp - viện trường.
Trường đại học Cần Thơ cam kết sử dụng các kết quả quan trọng từ tọa đàm để tiếp tục đề xuất đến các cơ quan nhà nước, cùng với sự hỗ trợ về nguồn lực của các trường đại học và kỹ thuật công nghệ từ các doanh nghiệp để phục vụ sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL.
ĐBSCL được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng phát triển, có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá nông nghiệp của cả nước.
Quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, chiến lược của Đảng, vùng đã nỗ lực tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong suốt nhiều năm qua và đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của vùng theo chiều hướng tích cực.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, vai trò của Công nghệ - Kỹ thuật, Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số không ngừng được nâng cao, là mục tiêu được quan tâm hàng đầu nhằm đề xuất các giải pháp hiệu quả, đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa vùng ĐBSCL trong thời đại mới.
Việt Sử (Theo ĐH Cần Thơ)
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-