Thanh, kiểm tra các khâu của tuyển sinh đại học
Theo hướng dẫn, các khâu trong công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học (ĐH) và trình độ cao đẳng (CĐ) ngành giáo dục mầm non đều được thanh tra, kiểm tra. Trong đó, tập trung vào các nội dung: xây dựng, ban hành văn bản, quy định về công tác tuyển sinh; xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố, công khai đề án tuyển sinh; tổ chức thi tuyển sinh; công tác xét tuyển; nhập học và kiểm tra hồ sơ thí sinh trúng tuyển.
Với xác định chỉ tiêu tuyển sinh sẽ thanh, kiểm tra việc xác định, phân bổ, công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức tuyển sinh theo quy định. Chú ý xác định, đảm bảo các tiêu chí xác định chỉ tiêu; việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trước Bộ GD&ĐT và xã hội theo quy định.
Đối với các ngành đào tạo giáo viên và các cơ sở đào tạo đã được thông báo tạm dừng thực hiện quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh thì thực hiện chỉ tiêu theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Liên quan đến nội dung này, cũng sẽ thanh tra, kiểm tra việc xác định và tuân thủ ngưỡng đảm bảo chất lượng, đặc biệt là ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Việc công bố, công khai đề án tuyển sinh sẽ thanh tra, kiểm tra: xây dựng, công bố, công khai đề án tuyển sinh, trong đó lưu ý các thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình đào tạo được phép đào tạo, kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp;
Thông tin về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học;
Kế hoạch tuyển sinh, đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, từng phương thức tuyển sinh và từng tổ hợp tuyển sinh, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng kí dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh;
Các phương án xử lí rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo; việc điều chỉnh Đề án tuyển sinh (nếu có).
Việc tổ chức thi tuyển sinh, thanh tra, kiểm tra các nội dung: việc xây dựng, công khai quy chế thi, đề án tổ chức thi; chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ kì thi; thành phần hội đồng thi, các ban hội đồng thi; hình thức tổ chức thi (thi trên giấy, thi trên máy tính, thi khác....); thực hiện quy định về ra đề thi, in, sao, bảo mật, giao, nhận, vận chuyển, bảo vệ đề thi; thực hiện trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi, những người có liên quan và thí sinh; công tác chấm thi.
Công tác xét tuyển, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về xét tuyển và việc xác định điểm trúng tuyển…
Theo Nghiêm Huê/ Tiền Phong
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-