Ứng dụng trí tuệ cảm xúc và thực hành tư duy sáng tạo

Thứ Tư, 09/10/2024 10:46 GMT +7
Trong 2 ngày 13 và 14/8/2024, tại Phòng 701, Cơ quan ĐHQG-HCM đã tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống và công việc” và “Thực hành tư duy sáng tạo”.

Lớp tập huấn do TS Nguyễn Thu Lệ Hằng, Trưởng bộ môn Giáo dục khai phóng, Khoa Sư phạm tiếng Anh, Trưởng nhóm cộng đồng chuyên môn giáo dục khai phóng, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội và ThS.NCS Vũ Đức Minh, Học viện Đổi mới sáng tạo, University College Dublin, Ireland hướng dẫn.

ThS Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chánh Văn phòng ĐHQG-HCM phát biểu.

ThS Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chánh Văn phòng ĐHQG-HCM cho biết, năm 2024, Cơ quan ĐHQG-HCM triển khai 5 lớp tập huấn với nhiều nội dung đa dạng, cung cấp kiến thức, kỹ năng, công cụ phù hợp giúp chuyên viên Cơ quan ĐHQG-HCM nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển bản thân.

Ban giảng huấn của lớp tập huấn.

Tại lớp tập huấn, TS Lệ Hằng đã trình bày các kiến thức về trí tuệ cảm xúc và thấu cảm, đồng thời cho học viên thực hành ứng dụng trí tuệ cảm xúc thông qua các hoạt động như thiền ngắn, thiền trà, chia sẻ nhóm.

ThS Đức Minh giới thiệu tổng quan về tư duy sáng tạo và nhấn mạnh sự cần thiết của tư duy sáng tạo trong việc thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường làm việc.

“Mình xây dựng lớp học với nhiều hoạt động cá nhân và thử thách nhóm, áp dụng thực hành 3 công cụ tư duy sáng tạo là Attribute lisiting, CAMPER và Analogical thinking nhằm giúp các anh chị trong Cơ quan ĐHQG-HCM cải thiện sự tự tin của bản thân, sáng tạo và linh hoạt giải quyết các tình huống trong công việc” – ThS Đức Minh cho biết.

ThS Nguyễn Bích Thi, Chuyên viên Ban Khoa học và Công nghệ chia sẻ: “Hai chuyên đề của lớp tập huấn rất thú vị và bổ ích. Đặc biệt, trong chuyên đề về trí tuệ cảm xúc, chúng tôi được chia sẻ khá hay về cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, để mình biết lắng nghe mình, thấu hiểu mình và mọi người. Bài giảng giúp tôi nghĩ thoáng hơn, bao dung hơn. Tôi nhận ra rằng vui vẻ đón nhận, cố gắng thích nghi với những điều không thể thay đổi thì tốt hơn là cảm thấy áp lực, mệt mỏi, stress với nó”.

Anh Hồ Hoài Khương, chuyên viên Ban Công tác sinh viên cho biết những kiến thức và tính ứng dụng thực tế của tư duy sáng tạo mở ra cho mọi người một cách nhìn mới mẻ để vận dụng, cải thiện, tạo ra niềm hứng khởi mới trong công việc hàng ngày.

Chuyên viên Cơ quan ĐHQG-HCM làm bài tập thực hành.

Nguồn: ĐHQG TPHCM