Bằng liên thông ĐH chính quy có khác vừa làm vừa học?
Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ Trần Hữu Duy, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Đà Lạt, cho biết theo quy định của luật Giáo dục ĐH sửa đổi thì mọi hình thức đào tạo đều được cấp bằng như nhau, trong đó có liên thông ĐH không phân biệt chính quy hay vừa làm vừa học trên văn bằng.
"Tuy nhiên, về thời gian đào tạo, hình thức vừa làm vừa học sẽ dài hơn hình thức chính quy 20%, vì chính quy tổ chức học toàn thời gian, còn vừa làm vừa học được tổ chức linh động do đặc thù học viên đã đi làm. Chương trình được đào tạo theo học chế tín chỉ nên thời gian đào tạo kéo dài bao lâu phụ thuộc vào số tín chỉ mà học viên tích lũy được", tiến sĩ Duy thông tin.
Thí sinh tốt nghiệp CĐ học liên thông ĐH theo hình thức chính quy hay vừa học vừa làm đều được cấp bằng như nhau. MỸ QUYÊN
Theo tiến sĩ Duy, tại Trường ĐH Đà Lạt, học viên liên thông chủ yếu đăng ký hình thức vừa làm vừa học, học vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc vào thứ bảy, chủ nhật.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công thương TP.HCM, cũng cho hay 2 hình thức này giống nhau hoàn toàn, chỉ khác biệt về thời gian đào tạo.
"Hiện nay liên thông ĐH chính quy tại các trường, trong đó có Trường ĐH Công thương TP.HCM, rất ít học viên đăng ký vì đa số đã đi làm, không sắp xếp được việc học liên tục toàn thời gian. Đa số chọn hình thức vừa làm vừa học", thạc sĩ Sơn chia sẻ.
Được biết, hiện nay đào tạo liên thông được các trường thực hiện theo Quyết định số 18 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, CĐ, ĐH.
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông ĐH chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH, không vượt quá 20% chỉ tiêu tương ứng theo ngành đào tạo.
Tuyển sinh đầu vào sẽ được thực hiện theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do người đứng đầu cơ sở giáo dục ĐH quyết định theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT.
Cụ thể, người có bằng tốt nghiệp trung cấp liên thông lên trình độ ĐH sẽ tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào ĐH hàng năm của cơ sở giáo dục ĐH. Người có bằng tốt nghiệp CĐ thì dự tuyển sinh liên thông theo các hình thức do cơ sở giáo dục ĐH, có thể tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào ĐH hoặc dự thi tuyển sinh liên thông riêng do cơ sở giáo dục ĐH tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển.
Các môn thi tuyển sinh liên thông riêng bao gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề.
Người học chương trình đào tạo liên thông ĐH hình thức chính quy được học các tín chỉ trong chương trình đào tạo cùng với sinh viên chính quy. Người học hình thức vừa làm vừa học được học các nội dung trong chương trình đào tạo cùng với sinh viên vừa làm vừa học tương ứng.
Theo Mỹ Quyên/ Thanh niên
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-