67% thí sinh thi các môn Khoa học xã hội: Cơ hội ngành nghề rộng mở
Cô Phạm Thị Ngọc Huệ, giáo viên Trường THPT Đông Anh (Hà Nội) nói rằng, ở trường học, nhiều năm trở lại đây, tỉ lệ học sinh chọn thi các môn thi lệch hẳn về nhóm các môn xã hội. Ví dụ, lớp 12 năm nay, toàn trường có 11 lớp, chỉ có 2 lớp khối A thuần (Toán, Vật lí, Hoá học), 3 lớp A1 (Toán, Vật lí, Anh), còn lại 6 lớp thi các môn khoa học xã hội. Tương tự, lứa học sinh đang học lớp 11 năm nay có 14 lớp thì có tới 9 lớp thi khối D,C.
“Học sinh chọn học nhóm môn xã hội cũng rộng cửa lựa chọn ngành nghề, kể cả trường tốp trên như: ĐH Ngoại Thương, Học viện Ngoại giao, …trừ những ngành đặc thù là một trong những nguyên nhân chính khiến tỉ lệ thi các môn này cao. Do vậy, có thể nói, học sinh đang lựa chọn môn thi, ngành nghề bám sát điều kiện tuyển sinh của các trường ĐH,CĐ”, cô Huệ nói.
Học sinh chọn thi các môn xã hội nhiều hơn tự nhiên vì được cho là dễ “ăn” điểm
Bà Bùi Thuỳ Linh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng, tình trạng lệch môn thi có thể phụ thuộc vào từng trường, từng vùng miền, khu vực. Tuy nhiên, tại trường Cầu Giấy, tỉ lệ học sinh chọn thi các môn xã hội cao hơn hẳn môn tự nhiên đã tồn tại nhiều năm nay và điều đó được xác định ngay khi học sinh bước chân vào lớp 10 để xếp lớp học.
Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 diễn ra từ ngày 27-28/6 tới có 63% em đăng kí chọn bài thi Khoa học xã hội, 37% em thi bài thi Khoa học tự nhiên.
Bà Linh phân tích, học sinh ở khu vực thành phố, vùng điều kiện kinh tế thuận lợi có năng lực ngoại ngữ tốt, điểm cao nên thường chọn thi khối D để xét tuyển ĐH. Với tổ hợp này hiện cũng có sự lựa chọn ngành nghề rất đa dạng với nhiều trường trên toàn quốc. Do đó, khi chọn môn điều kiện để xét tốt nghiệp, học sinh có xu hướng chọn môn xã hội vì nhẹ nhàng, dễ học, gần gũi với đời sống, dễ đạt điểm cao hơn các môn tự nhiên vốn dĩ kiến thức hàn lâm, khó học.
Nói về chọn ngành nghề, bà Linh cho rằng, trên thực tế, học sinh học nhóm các môn tự nhiên có sự lựa chọn ngành nghề, trường ĐH nhiều hơn nhóm các môn xã hội. Nhưng để thi đạt điểm cao, vào được các ngành nghề ở trường tốp đầu không phải chuyện dễ. Hiện nay, nhiều trường ĐH cũng có nhiều phương thức xét tuyển sớm như: học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, bài thi đánh giá năng lực… do đó trước kì thi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh đã có kết quả đỗ ĐH sớm.
Theo Hà Linh/TPO
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-