SSC - Góp sức cùng cả nước chống dịch Covid-19 qua thanh toán học phí trực tuyến
“Nhẹ gánh” giữa mùa dịch
Là đơn vị đang triển khai hiệu quả dịch vụ thu học phí không sử dụng tiền mặt, đại diện Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) cho biết, phương thức thanh toán này đã giúp nhà trường và phụ huynh “nhẹ gánh” trong việc quản lý các khoản thu, chi, hạn chế sai sót, đặc biệt là “nhẹ gánh” giữa mùa dịch khi giúp tránh được nhiều rủi ro khi không tụ tập đông người. “Không còn phải chờ đợi xếp hàng mất thời gian. Khi dùng dịch vụ thanh toán học phí không sử dụng tiền mặt, dù là đi làm hay ở nhà phụ huynh cũng vẫn có thể thanh toán được. Rất tiện lợi. Các khoản tiền khi được đóng qua ứng dụng không sử dụng tiền mặt qua đó cũng giúp mỗi phụ huynh nhận thấy sự công khai, minh bạch trong các khoản thu chi của nhà trường”, đại diện nhà trường chia sẻ.
Có hai con đang học tiểu học và THCS tại Q.Bình Tân, chị Nguyễn Thu Hường cho biết, trước đây chỉ riêng việc đóng học phí cho con cũng mất cả nửa ngày. Tuy nhiên, một năm trở lại đây khi nhà trường sử dụng đóng học phí không sử dụng tiền mặt thì việc đóng học cho con đã dễ dàng, thuận tiện hơn rất nhiều. “Chỉ mất vài thao tác là việc đóng học cho các con đã hoàn thành. Nhanh gọn chính xác, tiện lơi. Nhất là trong dịch Covid-19 này, việc đóng học phí bằng hình thức không sử dụng tiền mặt còn giúp hạn chế được nguy cơ dịch bệnh, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng”, chị Hường chia sẻ.
Tại TP.HCM, việc triển khai hình thức thu học phí và các khoản thu khác không sử dụng tiền mặt là chủ trương được UBND TP ban hành từ năm 2014. Sở GD-ĐT TP là đơn vị chủ trì triển khai, đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ là Công ty CP Văn hóa Ngôi Nhà Xanh, với đề án Thẻ học đường thông minh SSC. Qua nhiều năm triển khai, sản phẩm không chỉ góp phần đảm bảo tính minh bạch, thông suốt các hoạt động tài chính của nhà trường mà còn đặc biệt hữu ích trong bối cảnh dịch Covid-19, hạn chế tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc, góp sức cùng TP.HCM và cả nước chống dịch.
Mới đây, trong văn bản hướng dẫn việc tổ chức các khoản thu học phí và các khoản thu khác trong năm học 2020-2021 do tạm ngưng các hoạt động dạy học trên địa bàn TP, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam đặc biệt yêu cầu 100% các đơn vị nhà trường nghiêm túc triển khai việc thu học phí và các khoản thu khác bằng phương thức không dùng tiền mặt để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện tốt chủ trương không dùng tiền mặt của UBND TP. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP, việc triển khai với nhiều hình thức, không giới hạn các ngân hàng thanh toán, ưu tiên các giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ POS, liên kết tài khoản, thẻ ngân hàng qua các kênh trực tuyến, tạo mọi điều kiện để phụ huynh, sinh viên, học sinh thuận lợi trong việc thanh toán, không phải tập trung đến trường, hạn chế tối đa việc thanh toán trực tiếp tại trường học.
Ngày càng tiện lợi, dễ dàng
Chính từ tính linh hoạt, dễ dàng, thuận tiện của giải pháp thanh toán không sử dụng tiền mặt, tại TP.HCM ứng dụng này đã được triển khai, nhân rộng và mang lại hiệu quả ở tất cả các quận, huyện trên địa bàn TP.
Nếu như trong năm 2017 chỉ có 85 trường THPT áp dụng thì đến nay, toàn TP đã có trên 90% các trường THPT sử dụng các dịch vụ như: Hệ thống quản lý nguồn thu; thuế điện tử; thanh toán điện tử qua ví điện tử; thu hộ qua ngân hàng. Năm 2019 có 9 quận, huyện gồm quận 6, 7, 9, 10, Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè ban hành kế hoạch thực hiện và sẵn sàng triển khai phần mềm quản lý nguồn thu tích hợp thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, Q.Bình Tân đạt 100% trường công lập và 26 trường dân lập tham gia triển khai với số thu điện tử qua 6 tháng năm 2020 đạt gần 50 tỷ đồng. Năm 2021, tính trên toàn TP, 22 quận huyện và TP.Thủ Đức đã triển khai phần mềm đến các cơ sở giáo dục, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía phụ huynh.
Ông Ngô Doãn Chính, Tổng Giám đốc Công ty CP Văn hóa Ngôi Nhà Xanh - đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ, cho biết qua 6 năm triển khai (từ 2014-2020), nhiều trường học trên địa bàn TP đã áp dụng thành công hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua những ứng dụng trên. Mặc dù, thời gian đầu đề án này đi chưa đúng hướng, chưa đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh, tuy nhiên qua quá trình nâng cấp, chia sẻ, kết nối với các ngân hàng đã giúp người sử dụng tiện lợi hơn, từ đó nhận được nhiều ủng hộ từ xã hội. Đặc biệt khi những năm gần đây, Chính phủ đã khuyến khích người dân không dùng tiền mặt trong thanh toán, trong đó có việc thanh toán học phí tại các trường học.
P.V
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-