Những lý do học sinh tham gia cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp
Gian hàng trưng bày tại cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ GD-ĐT tổ chức. BỘ GD-ĐT
Tham gia cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, học sinh, sinh viên trải qua 5 vòng thi gồm: Vòng cơ sở (tối đa 5 dự án/tỉnh, thành phố); vòng bán kết (chọn ra 30 dự án có tính khả thi cao nhất của học sinh); vòng đào tạo (các đội thi được đào tạo hoàn thiện dự án theo hình thức trực tiếp/trực tuyến); vòng bình chọn (lấy ý kiến cá nhân, nhà đầu tư trong và ngoài nước) và vòng chung kết (thuyết trình dự án trước ban giám khảo).
Tại TP.HCM, cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp được triển khai trên nền tảng trực tuyến, các đội thi gửi bài qua website khoinghieptre.edu.vn. Học sinh, sinh viên có thể đăng ký dự thi ở các lĩnh vực gồm: công nghiệp, chế tạo sản phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; giáo dục, du lịch, dịch vụ, tài chính; y tế, chăm sóc sức khỏe, công nghệ làm đẹp; kinh doanh tạo tác động xã hội. Sản phẩm dự thi gồm bản thuyết minh dự án và video clip không quá 3 phút thuyết trình về dự án.
Tiêu chí chấm giải gồm: sự cần thiết, mức độ ứng dụng thực tế; tính khả thi, tiềm năng của dự án; tính mới lạ, độc đáo, sáng tạo; hình thức trình bày đúng quy định, ấn tượng; hồ sơ năng lực của đội ngũ sáng lập hoặc minh chứng thể hiện sức mạnh ý chí, khát vọng, ước mơ của đội ngũ.
Các bài thi đạt giải 1, 2, 3 hoặc các giải kế tiếp trong trường hợp các giải 1, 2, 3 không tham dự được đại diện TP.HCM tham dự cuộc thi toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Bà Cao Thị Thiên Phúc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, nói về ý tưởng khởi nghiệp với học sinh. BẢO CHÂU
Phát biểu tại buổi tập huấn, bà Cao Thị Thiên Phúc, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết, cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp hướng đến mục tiêu nuôi dưỡng, ươm mầm các ý tưởng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Bà Phúc chia sẻ: "Khởi nghiệp" với học sinh, sinh viên không nên hiểu với ý nghĩa quá rộng lớn mà quan trọng hơn hết là hình thành tư duy khởi nghiệp giúp các em có tư duy phát triển từ những tài nguyên đang có để tạo ra những sản phẩm, dự án với kết quả cao hơn trong tương lai".
Theo Bích Thanh/Thanh niên
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-