Khởi nghiệp từ bẹ chuối, thu lãi hơn 500 triệu đồng/năm
Trước khi khởi nghiệp với nghề làm sản phẩm thủ công từ bẹ chuối, anh Hứa Trần Phong có nhiều năm làm việc tại bệnh viện. "Năm 2010, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học, Trường ĐH Cần Thơ, tôi xin làm việc tại một bệnh viện tư nhân ở TP.Cần Thơ. Công việc ổn định và mức lương cao nhưng tôi vẫn đam mê kinh doanh tại quê nhà. Năm 2018, sau nhiều lần đắn đo, tôi xin nghỉ việc, trở về Sóc Trăng khởi nghiệp từ cây lục bình. Sau gần 2 năm, nhận thấy sản phẩm bị bão hòa nên chuyển sang làm các sản phẩm từ bẹ chuối", anh Phong kể.
Theo anh Phong, ở miền Tây nông dân trồng chuối rất nhiều, nhưng phần lớn thu hoạch buồng chuối. Qua nghiên cứu, thấy bẹ chuối sau khi phơi khô rất dai, có thể tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ, gia dụng vừa bền, vừa đẹp, anh quyết định chọn nguyên liệu này thay thế lục bình.
Ban đầu, bẹ chuối được anh Phong mua ở H.U Minh Thượng (Kiên Giang). Về sau, anh khuyến khích người dân địa phương trồng chuối tạo nguồn nguyên liệu, giúp bà con có thêm thu nhập từ cây chuối.
Năm 2020, anh Phong nghiên cứu làm máy se bẹ chuối khô thành sợi. Sau gần 1 năm nghiên cứu, lắp ráp, anh đã sáng chế thành công máy sản xuất bẹ chuối khô, công suất khoảng 15 kg dây thành phẩm mỗi ngày. Đây là bước tiến lớn giúp anh tự tin với ý tưởng làm sản phẩm mỹ nghệ, gia dụng từ bẹ chuối.
"Nếu thợ làm thủ công, mỗi ngày tối đa chỉ được 2 - 3 kg dây thành phẩm, còn với chiếc máy do tôi sáng chế có thể làm được 15 kg dây thành phẩm/ngày. Nhờ đó giúp tăng năng suất và giảm giá thành, cạnh tranh được nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thị trường. Ở VN, máy se dây lác đã có rồi, còn máy se dây chuối thì chưa có mặt trên thị trường", anh Phong cho biết.
Với mong muốn phát triển sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, anh mạnh dạn thành lập công ty, giới thiệu các mặt hàng đến đại lý. Đến tháng 3.2021, sản phẩm của anh được một công ty tại Hà Nội đề nghị hợp tác xuất khẩu ra nước ngoài.
Những cái giỏ được anh Phong làm từ bẹ chuối khô. DUY TÂN
Theo anh Phong, để làm được các sản phẩm gia dụng, mỹ nghệ từ bẹ chuối khô phải trải qua nhiều công đoạn: Đầu tiên xử lý nguyên liệu thô, chọn kỹ rồi phơi khô đạt độ ẩm dưới 10%, có độ dai nhưng không bị xỉn màu; đưa vào máy se thành cuộn; đan thành phẩm theo yêu cầu khách hàng; tiến hành các công đoạn làm đẹp cho sản phẩm như xử lý keo, sấy khô, gắn tem…
Hiện, công ty của anh Phong tạo việc làm cho gần 30 nhân công, mức thu nhập từ 150.000 - 180.000 đồng/người/ngày. Cơ sở sản xuất khoảng 500 sản phẩm các loại chủ yếu từ bẹ chuối khô, giấy, xơ dừa... Riêng bẹ chuối khô có thể làm khoảng 400 loại đồ mỹ nghệ, gia dụng như: nón, thảm, chậu cây, giỏ quà, đèn trang trí... Giá bán từ 15.000 - 500.000 đồng mỗi sản phẩm.
Ngoài bán trong nước với khoảng 4.000 sản phẩm mỗi tháng, anh Phong còn xuất hàng đi New Zealand, Mỹ, Trung Quốc. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm.
Theo Duy Tân/ Thanh niên
Tin cùng chuyên mục
-
THEO DÕI TUYỂN SINHHƯỚNG NGHIỆP
-
TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN
-
TRA CỨU NGÀNH HỌC
-
TRẮC NGHIỆM NGÀNH NGHỀ
-
CHỌN TRƯỜNG
-
Mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo các khoa học về toán tại Việt Nam
-
Các trường đại học nằm trong bảng xếp hạng 500 thế giới mới được mở phân hiệu tại Việt Nam
-
Không bốc thăm, giao quyền chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10 cho các Sở GD-ĐT
-
Cử tri kiến nghị xét tốt nghiệp thay cho thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT nói gì?
-
Bộ GD - ĐT sửa đổi, bổ sung một số quy định về khuyến khích học tập cho học sinh, sinh viên
-